mua máy ảnh cũ , kinh nghiệm mua máy ảnh cũ
mua máy ảnh cũ , tổng hợp tất cả kinh nghiệm mua máy ảnh cũ
Kiểm tra hình thức bên ngoài
Khi mua máy ảnh cũ, trước tiên, người dùng cần chú ý đến hình thức bên ngoài, bởi vì đây là yếu tố quan trọng để biết được sản phẩm đã từng được sử dụng như thế nào. Nếu thân máy chỉ bị những vết xước nhỏ thì vẫn có thể chấp nhận được, nhưng nếu là vết nứt lớn, trầy xước nhiều hoặc bị móp méo thì chứng tỏ máy đã bị va chạm mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của sản phẩm.
Kiểm tra dây đeo và các chi tiết bằng cao su xem có bị mòn hoặc bong ra không, điều này cho thấy nhiều khả năng máy đã bị tháo mở hoặc không được bảo quản tốt. Sau đó, hãy kiểm tra toàn bộ đinh ốc trên máy xem có cùng loại hay không, có bị gỉ sét hoặc trầy xước không; khe pin và khe cắm thẻ nhớ có dấu hiệu gãy chốt và hàn lại không. Nếu có, nghĩa là máy đã từng bị mở ra để sửa chữa.
Thử tất cả các nút bấm để đảm bảo rằng chúng vẫn chắc chắn và hoạt động tốt, nhất là nút chụp và zoom. Kiểm tra xem flash có bật được không, đèn vẫn có màu trắng hay đã ngã màu vàng do sử dụng quá nhiều. Hãy chụp thử vài kiểu ảnh có mở flash trong khoảng cách 3 mét để đánh giá chất lượng của đèn. Cuối cùng, hãy kiểm tra các phụ kiện đi kèm (nếu có) như: vỏ hộp, dây đeo, cáp, đĩa CD, pin…
Kiểm tra hình thức bên ngoài
Khi mua máy ảnh cũ, trước tiên, người dùng cần chú ý đến hình thức bên ngoài, bởi vì đây là yếu tố quan trọng để biết được sản phẩm đã từng được sử dụng như thế nào. Nếu thân máy chỉ bị những vết xước nhỏ thì vẫn có thể chấp nhận được, nhưng nếu là vết nứt lớn, trầy xước nhiều hoặc bị móp méo thì chứng tỏ máy đã bị va chạm mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của sản phẩm.
Kiểm tra dây đeo và các chi tiết bằng cao su xem có bị mòn hoặc bong ra không, điều này cho thấy nhiều khả năng máy đã bị tháo mở hoặc không được bảo quản tốt. Sau đó, hãy kiểm tra toàn bộ đinh ốc trên máy xem có cùng loại hay không, có bị gỉ sét hoặc trầy xước không; khe pin và khe cắm thẻ nhớ có dấu hiệu gãy chốt và hàn lại không. Nếu có, nghĩa là máy đã từng bị mở ra để sửa chữa.
Thử tất cả các nút bấm để đảm bảo rằng chúng vẫn chắc chắn và hoạt động tốt, nhất là nút chụp và zoom. Kiểm tra xem flash có bật được không, đèn vẫn có màu trắng hay đã ngã màu vàng do sử dụng quá nhiều. Hãy chụp thử vài kiểu ảnh có mở flash trong khoảng cách 3 mét để đánh giá chất lượng của đèn. Cuối cùng, hãy kiểm tra các phụ kiện đi kèm (nếu có) như: vỏ hộp, dây đeo, cáp, đĩa CD, pin…
Kiểm tra pin
Đối với máy ảnh dùng pin Lithium, bạn nên kiểm tra kỹ phần thân pin xem có quá cũ hoặc bị nứt, trầy hay không. Hãy yêu cầu người bán sạc đầy pin để bạn có thể thử máy trong khoảng thời gian đủ dài để biết được pin có bị chai hay không. Còn loại máy ảnh dùng pin AAA thì ít phổ biến hơn nên sẽ có mức giá thấp hơn loại dùng pin Lithium và đôi khi còn được tặng kèm bộ sạc.
Đối với máy ảnh dùng pin Lithium, bạn nên kiểm tra kỹ phần thân pin xem có quá cũ hoặc bị nứt, trầy hay không. Hãy yêu cầu người bán sạc đầy pin để bạn có thể thử máy trong khoảng thời gian đủ dài để biết được pin có bị chai hay không. Còn loại máy ảnh dùng pin AAA thì ít phổ biến hơn nên sẽ có mức giá thấp hơn loại dùng pin Lithium và đôi khi còn được tặng kèm bộ sạc.
Kiểm tra màn hình / cảm biến
Trong quá trình chọn mua máy ảnh cũ, người dùng nên kiểm tra các điểm chết trên màn hình LCD, bằng cách chụp thử ảnh trên nền trắng, đen hay nền một màu để xem có xuất hiện điểm màu bất thường nào hay không; hoặc chụp với khẩu độ lớn, sau đó zoom lại gần để xem xét.
Với các loại máy ảnh DSLR cũ, các điểm ảnh bất thường trên cảm biến được chia thành ba loại: bụi, hot pixel và dead pixel. Nếu chỉ là bụi thì người dùng có thể dễ dàng vệ sinh và làm sạch. Hot pixel là những điểm ảnh có màu khác biệt và không có vị trí cố định, xuất hiện khi cảm biến nóng lên do phơi sáng lâu hoặc chụp với nguồn sáng ngược có cường độ mạnh. Còn dead pixel là những điểm chết cố định chỉ hiển thị được một màu sắc nào đó, do lỗi cảm biến nên ảnh chụp luôn hiện diện các chấm màu bất thường này. Vì các lỗi hot/ dead pixel không thể thể khắc phục được, trừ khi khi thay cảm biến mới, cho nên bạn tuyệt đối không nên mua loại máy ảnh này.
Trong quá trình chọn mua máy ảnh cũ, người dùng nên kiểm tra các điểm chết trên màn hình LCD, bằng cách chụp thử ảnh trên nền trắng, đen hay nền một màu để xem có xuất hiện điểm màu bất thường nào hay không; hoặc chụp với khẩu độ lớn, sau đó zoom lại gần để xem xét.
Với các loại máy ảnh DSLR cũ, các điểm ảnh bất thường trên cảm biến được chia thành ba loại: bụi, hot pixel và dead pixel. Nếu chỉ là bụi thì người dùng có thể dễ dàng vệ sinh và làm sạch. Hot pixel là những điểm ảnh có màu khác biệt và không có vị trí cố định, xuất hiện khi cảm biến nóng lên do phơi sáng lâu hoặc chụp với nguồn sáng ngược có cường độ mạnh. Còn dead pixel là những điểm chết cố định chỉ hiển thị được một màu sắc nào đó, do lỗi cảm biến nên ảnh chụp luôn hiện diện các chấm màu bất thường này. Vì các lỗi hot/ dead pixel không thể thể khắc phục được, trừ khi khi thay cảm biến mới, cho nên bạn tuyệt đối không nên mua loại máy ảnh này.
Kiểm tra ống kính
Với các dòng máy có ống kính rời đi kèm, đầu tiên bạn nên xem xét ống kính có bị trầy, móp, vòng gắn filter có bị hỏng không. Sau đó, dùng một chiếc đèn pin nhỏ để kiểm tra kỹ mặt trước và mặt sau của ống kính, nếu phát hiện bụi bặm, bị mờ, sương đọng hay những tia vằn vện, lốm đốm do bị nấm mốc, rễ tre thì bạn nên cân nhắc lại. Những điều này chứng tỏ ống kính không được bảo quản tốt trong điều kiện độ ẩm cao và sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chụp ảnh cũng chất lượng ảnh.
Tiếp theo, cần kiểm tra khả năng lấy nét tự động, tốc độ chụp của ống kính bằng cách chụp thử vài bức hình ở các độ mở khác nhau. Ngoài ra, bạn nên zoom gần, zoom xa nhiều lần để nghe xem máy có phát ra tiếng kêu khác thường nào hay không.
Với các dòng máy có ống kính rời đi kèm, đầu tiên bạn nên xem xét ống kính có bị trầy, móp, vòng gắn filter có bị hỏng không. Sau đó, dùng một chiếc đèn pin nhỏ để kiểm tra kỹ mặt trước và mặt sau của ống kính, nếu phát hiện bụi bặm, bị mờ, sương đọng hay những tia vằn vện, lốm đốm do bị nấm mốc, rễ tre thì bạn nên cân nhắc lại. Những điều này chứng tỏ ống kính không được bảo quản tốt trong điều kiện độ ẩm cao và sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chụp ảnh cũng chất lượng ảnh.
Tiếp theo, cần kiểm tra khả năng lấy nét tự động, tốc độ chụp của ống kính bằng cách chụp thử vài bức hình ở các độ mở khác nhau. Ngoài ra, bạn nên zoom gần, zoom xa nhiều lần để nghe xem máy có phát ra tiếng kêu khác thường nào hay không.
Kiểm tra serial number và shutter count
Để đánh giá độ nguyên vẹn khi mua máy ảnh cũ, người dùng không nên bỏ qua thao tác kiểm tra sự trùng khớp của serial number trên mainboard và con số được ghi ở mặt dưới thân máy. Việc này có thể thực hiện bằng các phần mềm: Digital Photo Professional (máy Canon), Opanda hoặc PhotoME (máy Nikon). Nếu hai con số này không trùng khớp hoặc không hiển thị số seri nghĩa là máy đã từng bị tháo mở hoặc thay main do hư hỏng, hãy từ chối mua chiếc máy đó.
Việc kiểm tra số ảnh đã chụp (Shutter count) còn cho biết mức độ mới cũ của chiếc máy, càng được sử dụng nhiều thì tuổi thọ của máy ảnh càng giảm. Shutter count có thể được kiểm tra bằng vài phần mềm chuyên dụng như EOSMsg, EOS.info, Opanda hoặc ngay trên cách đặt tên ảnh của máy. Ngoài ra, bạn cũng có thể mang đến các trung tâm bảo hành để nhờ kiểm tra. Số shutter count được đề xuất cho dòng máy phổ thông là 50.000 shot (số lần bấm máy), dòng bán chuyên là 100.000 shot và các loại máy ảnh chuyên nghiệp là 200.000 shot trở lên. Tuy nhiên, con số này có thể được thay đổi bằng một số biện pháp chuyên môn hoặc thay mới cửa trập của máy ảnh.
Để đánh giá độ nguyên vẹn khi mua máy ảnh cũ, người dùng không nên bỏ qua thao tác kiểm tra sự trùng khớp của serial number trên mainboard và con số được ghi ở mặt dưới thân máy. Việc này có thể thực hiện bằng các phần mềm: Digital Photo Professional (máy Canon), Opanda hoặc PhotoME (máy Nikon). Nếu hai con số này không trùng khớp hoặc không hiển thị số seri nghĩa là máy đã từng bị tháo mở hoặc thay main do hư hỏng, hãy từ chối mua chiếc máy đó.
Việc kiểm tra số ảnh đã chụp (Shutter count) còn cho biết mức độ mới cũ của chiếc máy, càng được sử dụng nhiều thì tuổi thọ của máy ảnh càng giảm. Shutter count có thể được kiểm tra bằng vài phần mềm chuyên dụng như EOSMsg, EOS.info, Opanda hoặc ngay trên cách đặt tên ảnh của máy. Ngoài ra, bạn cũng có thể mang đến các trung tâm bảo hành để nhờ kiểm tra. Số shutter count được đề xuất cho dòng máy phổ thông là 50.000 shot (số lần bấm máy), dòng bán chuyên là 100.000 shot và các loại máy ảnh chuyên nghiệp là 200.000 shot trở lên. Tuy nhiên, con số này có thể được thay đổi bằng một số biện pháp chuyên môn hoặc thay mới cửa trập của máy ảnh.
Tìm nơi bán có uy tín
Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin trên các diễn đàn, khi chọn mua máy ảnh cũ, người dùng nên tìm đến các cửa hàng bán lẻ uy tín hoặc các kênh mua bán rao vặt có độ tin cậy cao. Sản phẩm ở đây thường đã được kiểm tra và có chế độ bảo hành từ 3 đến 6 tháng tùy chủng loại. Bạn cũng đừng quên lấy hóa đơn và đọc kỹ thông tin trên phiếu bảo hành để bảo đảm quyền lợi cho mình.
Còn nếu liên hệ trực tiếp với người bán thì bạn có thể mua được máy ảnh cũ giá rẻ hơn so với các cửa hàng đồ điện tử gia dụng nhưng lại không được bảo hành hoặc chỉ được test máy trong vài ngày. Vì thế, nếu không thực sự có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất bạn nên đi cùng với những người am hiểu về lĩnh vực này.
Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin trên các diễn đàn, khi chọn mua máy ảnh cũ, người dùng nên tìm đến các cửa hàng bán lẻ uy tín hoặc các kênh mua bán rao vặt có độ tin cậy cao. Sản phẩm ở đây thường đã được kiểm tra và có chế độ bảo hành từ 3 đến 6 tháng tùy chủng loại. Bạn cũng đừng quên lấy hóa đơn và đọc kỹ thông tin trên phiếu bảo hành để bảo đảm quyền lợi cho mình.
Còn nếu liên hệ trực tiếp với người bán thì bạn có thể mua được máy ảnh cũ giá rẻ hơn so với các cửa hàng đồ điện tử gia dụng nhưng lại không được bảo hành hoặc chỉ được test máy trong vài ngày. Vì thế, nếu không thực sự có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất bạn nên đi cùng với những người am hiểu về lĩnh vực này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét